Google Rank Checker Cach ghep van tieng Khmer - Bai 2 | Hoc tieng Khmer Online


Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Cach ghep van tieng Khmer - Bai 2

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021 | 21 tháng 8 | 0 comments

Bài ghép vần tiếng Khmer 1

Như mình đã nói thì chữ Khmer cơ bản được hình thành bằng cách ghép các phụ âm và nguyên âm không độc lập với nhau. Và thật ra thì cách tạo vần và ráp chữ Khmer cũng không khác gì so với trong tiếng Việt là mấy đâu các bạn nhé, nếu không nói là gần như giống nhau và nếu có khác chăng chỉ là ở cách đánh vần của tiếng Khmer hơi ngược lại chút xíu thôi nên đó không phải là vấn đề lớn lắm đâu, thế nên các bạn không cần phải lo lắng nhé.
1. 33 phụ âm Khmer và các chữ cái tiếng Việt tương ứng.
Để các bạn dễ hình dung thì mình sẽ liệt kê các chữ cái tiếng Việt tương ứng với 33 phụ âm Khmer. Các bạn hãy xem bản phía dưới nhé :

Không phải tự dưng mà mình liệt kê ra như vậy, mà mình muốn đơn giản hóa việc hình dung cách ghép vần tiếng Khmer thông qua tiếng Việt, vì dù sao thì việc bắt đầu học cách ghép một ngôn ngữ khác thông qua tiếng mẹ đẻ thì sẽ dễ dàng hơn nhiều phải không nào. Giờ thì mình sẽ lấy phụ âm đầu tiên làm ví dụ về việc ghép vần nhé.
2. Hướng dẫn ghép vần tiếng Khmer
Ví dụ như : nếu các bạn muốn viết chữ " ca " chẳng hạn, có phải trong tiếng Việt chữ này được hình thành từ chữ " c" và chữ "a" không ? Vậy thì tương tự trong tiếng Khmer nếu muốn viết một chữ có phát âm là " ca " thì chúng ta cũng phải tìm một phụ âm có cách phát âm tương ứng với chữ " c" trong tiếng Việt và một nguyên âm có cách phát âm tương ứng với chữ " a" trong tiếng Việt. Chắc các bạn đã đoán ra được đó là chữ gì rồi đúng không nào ?
 Vâng nó là chữ này đây các bạn ạ :
Đúng như trong bản trên thì phụ âm "co" có phát âm tương ứng với chữ " c " trong tiếng Việt phải không nào. Tương tự hãy cùng xem cách đặt vị trí phụ âm này ( xem như đại diện chung cho các phụ âm còn lại nhé) khi ghép với các nguyên âm nhé: 
Để dễ nhớ hơn các bạn có thể đọc từ trong bản trên nhé, việc này sẽ  tăng tính hiệu quả thêm cho bạn ngoài việc nhớ cách ghép vần, các bạn vừa có thể luyện đọc, vừa nhớ luôn các nguyên âm nữa nhé. À, suýt chút thì quên, chắc các bạn đang thắc mắc vì sao trong bản chỉ thấy mình ghép phụ âm "ko" với 24 nguyên âm, còn nguyên âm đầu đâu không thấy?,đó là do nguyên âm đầu tiên vốn nó đã tồn tại trong các phụ âm rồi nên chúng ta không cần phải ghép với nó nữa các bạn nhé.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý là trong tiếng Khmer có tới 2 giọng đọc khác nhau, đó là giọng " o " và giọng " oa ", do đó mà trong bản phụ âm thường có đến 2 phụ âm có cách phát âm tương ứng với cùng một chữ cái trong tiếng Việt, thế nên khi ghép vần thì các bạn cần xét xem là phụ âm ta cần là thuộc giọng nào để ghép cho đúng với nguyên âm nhé. Chính vì vậy, một lời khuyên dành cho các bạn là hãy học thật kỹ, thật kỹ và thật kỹ 33 phụ âm và 25 nguyên âm ở cả 2 giọng đọc nhé, vì nếu không các bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn khi ghép đấy các bạn ạ. Bước đầu tiên bao giờ cũng là quan trọng nhất, vì nền tảng vững chắc thì về sau các bạn mới học thấy dễ dàng được, không nên nóng vội đâu nhé các bạn. 90% các bạn học không được tiếng Khmer là vì lý do này, thường thì mới vô học thì các bạn sẽ cảm thấy học tiếng Khmer khá đơn giản nên hay lơ là việc học các phụ âm và nguyên âm, nên càng về sau khi học ghép lên những bước nâng cao hơn các bạn lại bị đuối sức và không theo kịp, nhưng đối với những ai đã thuộc nằm lòng tất cả các phụ âm và nguyên âm phụ trên rồi thì hoàn toàn có thể theo được một cách dễ dàng. Thế nên, nếu các bạn thật sự muốn theo đuổi học ngoại ngữ này thì đừng bỏ qua những bước cơ bản đầu tiên này nhé. Đó là chút kinh nghiệm mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng với bài viết này nó sẽ là nền tảng bước đầu giúp các bạn học tốt tiếng Khmer.
Nếu các bạn muốn biết thêm chi tiết về cách ghép vần tiếng Khmer thì hãy tham khảo thêm Clip dưới đây nhé:



Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu có ý kiến đóng góp xây dựng thêm bài viết hãy để lại bình luận bên dưới cho mình nhé.



Chúc các bạn học tốt mỗi ngày!

Đăng nhận xét


Trao đổi Đóng lại Viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc.